Đau tức vùng mặt, nghẹt mũi hoặc chảy dịch mũi, đau đầu, giấc ngủ kém… là những triệu chứng nhiễm trùng xoang thường gặp.
- Hoa cúc họa mi tiếng anh là gì và đọc như thế nào cho đúng
- Review 7 địa chỉ khám Tiêu hóa tốt Hà Nội và hướng dẫn đi khám (Phần 2)
- 5 cách cho bé ngủ xuyên đêm trọn vẹn, không lo quấy khóc
- 6 lợi ích tuyệt vời của việc chơi game ít ai biết đến
- [Khoa học] Sử dụng ĐU ĐỦ CHÍN trong 3 tháng đầu mang thai an toàn
Nhận biết nhiễm trùng xoang thông qua các triệu chứng thường gặp có thể giúp người bệnh lập kế hoạch đối phó sớm với tình trạng nhiễm trùng. Sử dụng các phương pháp tại chỗ hoặc điều trị tại bệnh viện là những cách giúp cải thiện hoặc điều trị viêm xoang.
Bạn đang xem: 11 triệu chứng nhiễm trùng xoang: Nên và không nên làm gì?

Nhiễm trùng xoang là gì?
Xoang là những hốc rỗng nằm bên trong khối xương sọ – mặt. Hốc xoang chứa đầy không khí và sạch sẽ. Khi các hốc rỗng này bị bịt kín (tắc xoang) và chứa nhiều dịch hoặc mủ dẫn đến viêm nhiễm lớp niêm mạc lót mũi xoang thì được gọi là nhiễm trùng xoang hoặc viêm mũi xoang.
Nhiễm trùng xoang được chia thành các cấp độ sau:
1. Nhiễm trùng xoang cấp tính
Nhiễm trùng xoang cấp tính là khi các triệu chứng viêm xoang kéo dài dưới 4 tuần. Bệnh thường bắt đầu như cảm lạnh thông thường và các triệu chứng biến mất trong vòng 7-10 ngày. Tuy nhiên, ở một số người, nhiễm trùng do vi khuẩn có thể phát triển kéo dài.
2. Nhiễm trùng xoang bán cấp tính
Triệu chứng kéo dài 4-12 tuần, ít nghiêm trọng hơn nhiễm trùng xoang cấp tính. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa nhiễm trùng xoang cấp tính sang mạn tính.
3. Nhiễm trùng xoang mạn tính
Nhiễm trùng xoang mạn tính, còn được gọi là viêm mũi xoang mạn tính, thường được chẩn đoán khi các triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần, tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến phù nề, bít tắc lỗ thông xoang. Bệnh viêm mũi xoang mạn hiện nay được xem là do đa yếu tố, bao gồm:
- Do cơ địa: dị ứng, suy giảm miễn dịch tại chỗ hay toàn thân, bệnh lý rối loạn hoạt động lông chuyển;
- Do môi trường sống: hóa chất, bụi bẩn;
- Do nhiễm khuẩn: virus, vi khuẩn, nấm;
- Do bất thường về giải phẫu: vẹo vách ngăn, concha bullosa cuốn mũi,…
- Lạm dụng thuốc xịt mũi.
Triệu chứng nhiễm trùng xoang
Người bị nhiễm trùng xoang có thể gặp các triệu chứng sau:
- Chất nhầy đặc màu trắng, vàng hoặc hơi xanh từ mũi hoặc chảy xuống phía sau cổ họng (được gọi là chảy dịch mũi sau);
- Hôi miệng do chảy nước mũi sau;
- Nghẹt mũi;
- Đau và sưng quanh mắt, má, mũi và trán;
- Giảm khứu giác và vị giác;
- Sốt;
- Mệt mỏi;
- Đau/đầy tai;
- Đau đầu;
- Ho;
- Đau răng.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng xoang
Xem thêm : Những Bài Hát Về Trường Lớp Và Thầy Cô Hay Nhất
Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng xoang là do virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường. Khi bị cảm lạnh, chất nhầy trở nên đặc, dính và không thoát ra ngoài tốt. Vi khuẩn có thể phát triển trong chất nhầy bị mắc kẹt trong xoang. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang do vi khuẩn.
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng xoang, nhưng những người bị dị ứng mũi, hoặc hen suyễn có nguy cơ cao hơn. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm tiếp xúc với khói thuốc lá, polyp mũi và thay đổi áp suất (chẳng hạn như trong khi bay hoặc lặn biển).
Nhiễm trùng xoang cũng có thể do bất thường về giải phẫu: lệch vách ngăn, quá phát cuốn giữa – cuốn dưới…

Bị nhiễm trùng xoang nên làm gì?
Trường hợp được xác định nhiễm trùng xoang, người bệnh cần:
- Uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy;
- Rửa mũi xoang thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ;(1)
- Sử dụng các thuốc không kê đơn: thuốc giảm đau, thuốc xịt thông mũi;
- Kê cao đầu khi ngủ;
- Đắp khăn ướt, ấm lên mặt để giảm đau;
- Tập thể dục nhẹ nhàng.
Người bị nhiễm trùng xoang không nên làm gì?
Khi bị nhiễm trùng xoang người bệnh không nên:
- Thực hiện các hoạt động gây áp lực xoang như lặn biển, đi máy bay;
- Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, khói thuốc lá, khói bụi;
- Uống rượu và uống đồ lạnh khiến tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng hơn.
Điều trị nhiễm trùng xoang
Nhiễm trùng xoang nên làm gì? Những phương pháp điều trị sau đây có thể hữu ích với người bệnh.
1. Điều trị nội khoa
Thuốc kháng sinh
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu các triệu chứng của người bệnh không được cải thiện trong khoảng 10 ngày.
Corticosteroid đường uống
Bác sĩ có thể kê toa thuốc corticosteroid đường uống cho bệnh nhiễm trùng xoang cấp, viêm xoang mạn tính nặng. Đây là những loại thuốc mạnh để điều trị triệu chứng viêm nhưng có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Những loại thuốc này thường chỉ được kê đơn khi các loại thuốc khác không đạt hiệu quả.
Thuốc làm tan chất nhầy
Đây là một loại thuốc làm loãng chất nhầy để giúp nó thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
Điều trị dị ứng
Xem thêm : Khám Phá Top 10 App Đọc Báo Phổ Biến Tại Việt Nam – Cập Nhật Tin Tức Mọi Lúc Mọi Nơi
Nếu dị ứng gây viêm xoang, bác sĩ có thể tiến hành điều trị dị ứng cho người bệnh. Những phương pháp điều trị này có thể bao gồm rửa mũi bằng nước muối, thuốc kháng histamine, thuốc xịt mũi steroid, thuốc điều chỉnh leukotriene và liệu pháp miễn dịch (thuốc tiêm hoặc thuốc chống dị ứng). Bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể kiểm tra tình trạng dị ứng của bạn và giúp đưa ra kế hoạch điều trị.
Leukotriene
Đây là một loại thuốc uống dạng viên, có tác dụng ngăn cơ thể tạo ra hoặc kích hoạt leukotrienes, có thể gây sưng mũi và xoang.
Thuốc thông mũi
Thuốc này giúp giảm nghẹt mũi bằng cách gây co mạch máu trong niêm mạc xoang giảm sưng nề trong mũi, nhưng thời gian dùng không quá 1 tuần.
2. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật xoang có thể được chỉ định nếu các triệu chứng viêm xoang mạn tính tái đi tái nhiều lần và điều trị nội khoa không hiệu quả.(2)
Có hai loại phẫu thuật xoang phổ biến, phẫu thuật nội soi xoang chức năng và dẫn lưu xoang bằng bóng ít xâm lấn. Cả hai ca phẫu thuật đều mở ra các xoang bị tắc, khôi phục hệ thống dẫn lưu xoang bình thường và có thể giúp giảm đáng kể các triệu chứng bệnh.

Phòng ngừa nhiễm trùng xoang thế nào?
Mỗi người nên thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mạn tính:
1. Tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc những người bị bệnh nhiễm trùng khác.
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên, đặc biệt trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi từ bên ngoài trở về nhà.
2. Kiểm soát dị ứng
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây bị dị ứng, ví dụ như lông động vật, phân động vật, phấn hoa, hóa chất;
- Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá;
- Luôn đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà;
- Tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi mịn.
3. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Nếu không khí trong nhà khô, việc bổ sung độ ẩm cho không khí có thể giúp ngăn ngừa viêm xoang. Đảm bảo giữ cho máy tạo độ ẩm sạch sẽ và không có nấm mốc bằng cách vệ sinh máy thường xuyên và kỹ lưỡng.
4. Giữ ấm mũi xoang
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời lạnh;
- Quàng khăn ấm, và bịt tai tránh nhiễm lạnh trong mùa đông;
- Hạn chế uống đá lạnh gây viêm họng và nhiễm trùng lan lên mũi xoang;
Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị bệnh viêm xoang và các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:
Nhiễm trùng xoang là bệnh lý phổ biến hàng đầu trong số các bệnh lý về tai mũi họng. Mặc dù lành tính nhưng các biến chứng của nhiễm trùng xoang có thể gây nguy hiểm như biến chứng mắt, viêm màng não… Vì điều này, nhiễm trùng xoang luôn cần được quản lý hiệu quả từ sớm bằng cả các phương pháp tại chỗ lẫn điều trị tại bệnh viện.
Nguồn: https://issf.vn
Danh mục: Tin Tức