KHÔNG BIẾT NÓI GÌ KHI GIAO TIẾP
Nhưng nếu bạn biết những cách sau đây và luyện tập thì bạn sẽ không còn sợ hết chủ đề nói chuyện nữa.
Bạn đang xem: Không biết nói gì khi giao tiếp
Cùng tìm hiểu xem đó là những cách gì nhé.

Nếu bạn gặp khó khăn khi không biết phải nói gì, tại sao không thử hỏi những câu hỏi mở xem.
Đừng mắc sai lầm khi hỏi những câu hỏi yes/no nhé. Những câu hỏi kiểu vậy sẽ không thể kéo dài cuộc hội thoại được.
Ví dụ:
Bạn thấy đó, rồi cuộc nói chuyện lại rơi vào trạng thái im lặng.
Thay vào đó, hãy hỏi những câu hỏi mở, là những câu hỏi khơi gợi để người khác phải nói ra những suy nghĩ, những quan điểm của mình.
Chẳng hạn thay đổi một tí ví dụ ở trên ta có:
Bạn: "Những quyển sách trinh thám rất thú vị, bạn nghĩ sao về thể loại này?"
Người ta: "Ồ, truyện trinh thám thường gây cho mình cảm giác hồi hộp, đôi khi cả lo sợ nữa. Mà bạn thích thể loại này lắm hả?"
Bạn: "Ừ, mình rất thích... blah.. blah... (trình bày lý do)"
Bạn thấy sự khác biệt rồi chứ?
Nếu biết cách tận dụng các câu hỏi mở, bạn có thể kéo dài câu chuyện bao lâu tùy thích.
2. Nhắc Lại Điều Người Khác Vừa Nói
Nghe có vẻ lạ đúng không?
Nhưng bằng việc nhắc lại điều người khác nói, bạn sẽ cho họ thấy rằng bạn đang thực sự lắng nghe câu chuyện và hiểu điều họ muốn nói là gì.
Hãy hiểu rằng, việc nhắc lại ở đây không phải là copy lại hoàn toàn lời người khác nói.
Mà bạn hãy tóm tắt các ý chính, đồng thời đưa ra ý kiến của riêng mình.
Ví dụ khi đối phương nói họ đang buồn vì mới vừa cãi nhau với người yêu thì bạn có thể đáp:
"Trông bạn có vẻ như đang rất buồn chán nhỉ. Tôi hiểu cảm giác đó vì tôi cũng từng trải qua chuyện như vậy. Nhưng tin tôi đi, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi"
Hay khi bạn nghe ai đó trình bày một giải pháp thì có thể nói thế này:
"Ý anh là nếu chúng ta sử dụng công cụ X này thì có thể tăng gấp đôi năng suất lao động. Tôi hiểu như vậy đúng chứ?"
3. Đừng Cố Nói Những Câu Thông Minh

Những điều bạn nói không nhất thiết phải thật sự thú vị, hấp dẫn và tỏ ra mình là người hiểu biết nhiều.
Tại sao vậy, chẳng phải như thế mới thu hút được người nghe sao?
Đúng vậy, ai mà chả thích nghe nói hay.
Nhưng, chính vì bạn mãi dành suy nghĩ để nói những câu như vậy nên mới không biết phải nói gì.
Những cuộc hội thoại thành công không cần thiết phải có những câu đao to búa lớn trong đó.
Thông thường, chỉ những câu nói đơn giản thôi cũng khiến nó trở nên hào hứng rồi.
Tôi không nghĩ là người ta sẽ đánh giá bạn chỉ vì những câu nói đơn giản đâu.
Vì thế, đừng cố mà nói những câu tỏ ra mình thông minh nhé.
4. Cố Gắng Đào Sâu
Bạn có nghĩ rằng mình nên đào sâu vào chủ đề đang nói không?
Tôi nghĩ là nên, đặc biệt là khi chủ đề đó làm bạn thấy thú vị.
Do đó, hãy hỏi những câu hỏi chuyên sâu nếu bạn muốn.
Xem thêm: Trò Chơi Trò Chơi Chú Khỉ Buồn Mobile, Game Chú Khỉ Buồn 5
Vậy có những cách nào để đi sâu hơn đây?
Giả sử như đối phương cho biết họ là lập trình viên, thì lúc này bạn có thể hỏi những câu hỏi như:
Ồ, một ngày của lập trình viên trôi qua như thế nào?
Tại sao bạn lại muốn làm lập trình viên?
Thường thì một phần mềm bạn cần bao lâu để hoàn thành?
5. Sự Im Lặng Không Phải Lúc Nào Cũng Là Tiêu Cực
Thường khi một cuộc nói chuyện bỗng chốc rơi vào sự im lặng, bạn sẽ cảm thấy hơi kỳ kỳ đúng không?Và bạn sẽ đổ lỗi cho bản thân mình vì không biết gì để nói.
Thực tế, nó không xấu như bạn nghĩ.
Hầu hết các cuộc đối thoại đều cần những lúc im lặng như thế.
Đó là lúc bạn nên thư giãn, đừng căng thẳng làm gì cả.
Hãy suy nghĩ đó như là một cái tạm dừng để chuyển tiếp qua một chủ đề mới nào đó chẳng hạn.
Khi suy nghĩ như vậy, bạn sẽ dễ dàng biết được mình cần nói gì tiếp theo hơn.
6. Chuyển Micro Cho Đối Phương
Ý tôi muốn nói ở đây là khi bạn không biết nói gì nữa thì hãy chuyển cuộc đối thoại hướng sang đối phương.
Bạn đừng cố gắng tìm chủ đề mới để nói làm gì.
Chủ đề đang ở ngay trước mặt bạn, người đang nói chuyện với bạn.
Hãy hỏi những câu hỏi xung quan cuộc sống của họ, hãy để họ kể về bản thân.
Những câu hỏi đơn giản bạn có thể hỏi như:
Bạn có thích công việc hiện tại không?
Bạn muốn 5 năm nữa mình sẽ trở thành người như thế nào?
Thông thường một ngày của bạn diễn ra như thế nào?
Đó là cách bạn giữ cuộc hội thoại tiếp tục diễn ra.
7. Hãy Để Ý Môi Trường Xung Quanh

Bạn có thể không biết nhưng môi trường xung quanh bạn là một nguồn các chủ đề vô tận để nói.
Nhất là ở những nơi công cộng. Có vô vàn thứ để nói, từ những người người xung quanh, những ngôi nhà, những cửa hàng, những chú thú cưng,...
Chẳng hạn như:
Ồ, con chó đó đẹp quá, bạn biết nó là giống gì không?
Nhìn cách ăn mặc của chị đó mình nghĩ chị ta khá cá tính, bạn nghĩ sao?

LaNhatMinh says January 16, 2021Hay lắm ạ. E cảm ơn ạ!Reply
Name*
Email*
Website
Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
CommentCancel

Hubg says February 8, 2022
Em cảm ơn ạ
ReplyName*
Email*
Website
Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
CommentCancel
We Fresher says February 14, 2022
Rất vui vì em thấy có ích.
ReplyName*
Email*
Website
Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
Xem thêm: Tải Game Cờ Thú - Tải Miễn Phí Apk Game Cờ Thủ Mobile Android
Cancel
Add Your Reply
Name *
E-Mail *
Website
Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
CommentPopular posts
Không Biết Nói Gì Khi Giao Tiếp: Đây Là Cách Để Bạn Không Bao Giờ Hết Chuyện Để NóiKỹ Năng
Aug 06, 2019
5 Cách Thay Đổi Tâm Trạng Từ Tụt Mood Thành Thăng MoodCuộc Sống
Sep 18, 2019
Cách Nói Chuyện Hài Hước: Làm Thế Nào Để Trở Thành Trung Tâm Của Những Tiếng Cười?Kỹ Năng
Jul 20, 2019
Kỹ Năng Ghi Chép: Lợi Ích Và Các Kỹ Thuật Ghi Chép Hiệu Quả Bạn Nên BiếtKỹ Năng
Jun 04, 2019